Bữa ăn Ẩm_thực_Nhật_Bản

Thực đơn

Một bữa ăn Nhật Bản cơ bản gồm có:

Nếu có việc phải đi xa nhà, người Nhật thường làm cơm hộp (bento). Một hộp cơm gồm có đầy đủ thức ăn đến từ rừng và biển: 4 phần cơm (hoặc onigiri), 3 phần thịt , 2 phần rau và một phần tráng miệng.

Sắp đặt bàn ăn

Người Nhật theo truyền thống (hiện nay nhiều người vẫn theo cách thức này) ngồi xếp bằng tròn trên các miếng đệm quanh bàn ăn thấp. Một số nhà hàng truyền thống còn cung cấp ghế sàn với chỗ dựa lưng. Các bữa ăn được dùng bằng đũa gỗ hoặc inox (gọi là hashi), và một cái thìa (gọi là Supūn).

Người Nhật nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng đũa. Người Nhật ít khi sử dụng thìa trong bữa ăn, kể cả súp đôi khi cũng dùng đũa. Cách sắp đặt một bữa ăn cơ bản, bao gồm:

  • Cơm cho mỗi người trong bát sâu bằng gốm, thép không gỉ hoặc gỗ sơn mài, luôn có nắp đậy ở phía bên trái người ăn.
  • Canh nóng cho mỗi người trong một cái bát nông hơn, đặt phía bên phải chén cơm. Hoặc dùng chung trong bát canh to đặt giữa bàn.
  • Đũa đặt ngang, ở phía gần người ăn.

Trà hâm

Bộ bàn ghế trong phòng ăn phải nhỏ gọn, gồm bàn thấp và các miếng đệm đặt trên sàn nhà có thể thu dọn khi không dùng đến. Chúng thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè. Thường không dùng nhiều màu sắc và thường dùng các màu nhạt, mang màu sắc tự nhiên như màu vàng của gỗ và tre.

Nghi thức

Mặc dù không có trật tự định trước khi ăn nhiều món trong một bữa ăn truyền thống, nhiều người Nhật Bản bắt đầu ăn một ít canh trước khi ăn những món khác theo bất cứ trật tự nào họ thích. Người Nhật nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng đũa. Khi ăn một số thức ăn có nước như ramen hay udon có thể đưa cả bát lên miệng để húp nước dùng. Thìa thường được sử dụng khi ăn một số món ăn nấu theo kiểu phương Tây, như món hầm có sữa kurimu shichu, cơm với cà ri hay cơm trứng omelette. Một số loại bánh ngọt truyền thống như wagashi thường được ăn cùng với nước trà, khi ăn dùng một chiếc xiên nhỏ làm bằng tre hoặc gỗ để lấy bánh.

Những hành vi bất lịch sự trong bữa ăn: dùng đũa đang ăn gắp đồ ăn cho người khác, cầm đũa hay thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn, vừa mở miệng vừa nhai, nói chuyện khi đồ ăn vẫn còn trong miệng, cắm đũa hay thìa thẳng đứng trong bát, chọc thức ăn bằng đũa, bốc thức ăn (cũng có ngoại lệ), phát ra tiếng khi nhai hoặc gõ lách cách bằng thìa hay đũa, khuấy những món ăn phụ để tìm thứ bạn muốn ăn, tự ý gắp bỏ vài thành phần ra khỏi đồ ăn chung, hỉ mũi, ho và hắt xì hơi bất cẩn (bạn phải quay sang chỗ không người và đặt tay lên miệng), không che miệng khi xỉa răng. Khi húp canh húp bằng từng chút một, không được húp soàm soạp gây khó chịu cho người khác. Không cần phải ăn hết các món dùng chung, nhưng theo phong tục phải ăn hết phần cơm của mình. Các bát đựng thức ăn ăn kèm thường hay ăn hết trong bữa ăn và sẽ được dọn thêm nếu chúng đã được dùng hết. Việc yêu cầu dọn thêm món ăn phụ cũng có thể chấp nhận được.

Phép lịch sự

  • Xin phép trước khi ăn: dùng thành ngữ: "Itadakimasu".
  • Cảm ơn sau khi ăn xong: dùng thành ngữ: "Gochiso sama deshita".
  • Khi rót rượu sake hay shochu thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì mới được rót cho chính mình. Thường phụ nữ sẽ rót rượu cho đàn ông, nhưng phải tự rót cho chính mình.

Văn hóa

Nhiều món ăn Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới: rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, món sushi cá tráp chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.